Trước đây, người ta thường thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm chung, nhất là ở các công trình nhà ở vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với nhu cầu về sự tiện lợi và riêng tư ngày càng cao, nhiều người đã lựa chọn thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Vậy có nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt hay không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Lý do nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng?
Nhà vệ sinh và nhà tắm là khu vực vô cùng quan trọng của ngôi nhà. Với những công trình nhà ở có diện tích lớn thì nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt. Điều này giúp mang đến nhiều tiện ích cho các thành viên trong gia đình trong quá trình sử dụng.
Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt
Đảm bảo tiện ích, quyền riêng tư cho người sử dụng
Khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, các thành viên trong gia đình có thể sử dụng cùng lúc cả hai phòng mà không cần phải xếp hàng luân phiên. Như vậy giúp mọi người cảm thấy thuận tiện, đảm bảo sự riêng tư và tiết kiệm thời gian hơn, không phải chờ đợi. Đặc biệt là những thời điểm nhiều thành viên cần sử dụng nhà vệ sinh và nhà tắm, ví dụ như buổi sáng.
Đảm bảo vệ sinh
Nhà vệ sinh và nhà tắm sạch sẽ, gọn gàng là điều mà hầu hết các gia đình đều mong muốn. Bên cạnh đó còn mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn, vừa đảm bảo về sức khỏe, vừa giúp tinh thần vui vẻ, dễ chịu. Nếu thiết kế không gian chung có thể sẽ khiến cho nhà tắm bị ám mùi từ nhà vệ sinh, dễ sản sinh vi khuẩn, vi trùng. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng.
Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm chung có thể khiến cho nhà tắm bị ám mùi, sản sinh vi khuẩn
Như vậy, nhà tắm của bạn sẽ luôn giữ được sự sạch sẽ, thơm tho, không phải lo lắng về mùi hôi, ký sinh trùng. Bạn cũng không còn khó chịu vì nước xả bồn cầu và vòi xịt bắn tứ tung lên các đồ dùng của nhà tắm.
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Với kiểu thiết kế này, không gian sẽ trở nên gọn gàng, thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, việc đặt bồn vệ sinh ngoài tầm nhìn khi bước vào phòng tắm có thể giúp cải thiện sự hấp dẫn, tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Nhược điểm của việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Mặc dù việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm. Đó là gây ảnh hưởng đến sự sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, mất nhiều chi phí để xây dựng và tốn nhiều diện tích hơn.
Sinh hoạt của các thành viên có thể bị đảo lộn
Nhiều người có thói quen sử dụng nhà vệ sinh và nhà tắm chung để giải quyết nhiều nhu cầu một cách nhanh chóng. Vì vậy, khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng có thể khiến họ cảm thấy bất tiện.
Phải thay đổi thói quen sinh hoạt khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Tốn kinh phí
Nguyên vật liệu xây dựng, sơn tường, gạch ốp,… sẽ tăng lên nếu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng.
Như vậy, bạn sẽ tốn nhiều kinh phí hơn so với việc xây nhà vệ sinh và nhà tắm chung.
Tốn diện tích
Để xây hai phòng riêng thì không gian xây dựng phải rộng rãi, có diện tích lớn. Vì vậy, thiết kế này sẽ không phù hợp với các công trình có diện tích vừa và nhỏ, đặc biệt là các gia đình xây dựng nhà vệ sinh khép kín trong phòng, nhà bình dân hay nhà trọ.
Mất nhiều thời gian để vệ sinh
Một hạn chế nữa của việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt đó là mất nhiều thời gian để vệ sinh hơn. Đôi khi điều này có thể khiến bạn mệt mỏi.
Tiêu chuẩn thiết kế và bố trí các thiết bị trong nhà vệ sinh, nhà tắm đẹp
Đối với các công trình có diện tích lớn, thiết kế hiện đại thì xây dựng nhà vệ sinh và nhà tắm riêng là việc nên làm. Điều này có thể giúp tăng tính thẩm mỹ, nâng cao giá trị của công trình, cũng như khiến không gian trở nên sang trọng và sạch sẽ hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo thiết kế phù hợp với không gian, bạn cần quan tâm đến những tiêu chuẩn về kích thước và bố trí dưới đây.
Tiêu chuẩn về kích thước
- Nếu diện tích để xây dựng khu vực vệ sinh tương đối nhỏ: Bạn nên sắp xếp vị trí đặt vòi sen, bồn rửa và bồn cầu sao cho khéo léo, tránh để các vật dụng bị chồng chéo lên nhau. Ngoài ra, bạn có thể lắp bồn rửa ra bên ngoài. Như vậy, mọi người đều có thể sử dụng bồn rửa mặt, vừa giúp cho không gian thông thoáng hơn.
- Nếu diện tích để xây dựng khu vực vệ sinh vừa phải (khoảng 4 – 6m2): Bạn có thể đặt thêm một số dụng cụ khác như tủ quần áo nhỏ, bồn tắm,… để tăng thêm tiện ích cho mỗi căn phòng.
- Nếu diện tích để xây dựng khu vực vệ sinh lớn (từ 10m2 trở lên): Với diện tích này, bạn hoàn toàn có thể thiết kế phòng vệ sinh và phòng tắm có đầy đủ tiện nghi và hiện đại theo nhu cầu. Ví dụ như lắp thêm bồn tắm, phòng xông hơi, cây cối, tranh ảnh để trang trí,…
Tùy vào diện tích của công trình mà thiết kế và bố trí dụng cụ sao cho phù hợp
Chiều cao lắp đặt lavabo phù hợp
Tùy vào từng kiểu dáng, thương hiệu mà lavabo sẽ có những kích thước khác nhau. Với thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng thì chiều cao tiêu chuẩn của lavabo nên từ 80 đến 85cm. Với chiều cao này, bạn sẽ yên tâm nước không bị bắn ra ngoài, cũng như dễ dàng sử dụng mà không phải cúi người thường xuyên.
>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn kích thước lavabo.
Phân khu chức năng
Khu vực nhà vệ sinh và nhà tắm thường được chia làm 2 khu chức năng riêng biệt đó là khu vực vệ sinh và khu vực tắm. Để phân định các khu vực rõ ràng về mặt không gian, bạn có thể sử dụng vách ngăn kính, nhựa, rèm cửa,… hay bố trí các dụng cụ sao cho khéo léo.
Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt đúng phong thủy
Để đảm bảo sự thuận tiện thì phòng vệ sinh chung thường được bố trí gần phòng khách hoặc phòng bếp, tránh đặt ở khu vực lối vào, phòng ngủ, phòng ăn,… Hoặc bạn cũng có thể bố trí ở chân cầu thang hoặc khu vực trống giữa hai phòng.
Về mặt phong thủy, nhà vệ sinh là nơi chứa những uế khí. Do đó, tuyệt đối không được thiết kế phòng nhà ở chính giữa nhà. Phòng tắm và phòng vệ sinh ở tầng 1 và tầng 2, bạn không nên xây hai phòng vệ sinh đối diện nhau. Bạn cũng không nên xây 2 phòng này ở trong phòng ngủ vì không hợp phong thủy và gây ô nhiễm.
Ngoài việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm sao cho đẹp, bạn còn phải quan tâm đến vấn đề phong thủy
Về hướng, khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm không được trùng với hướng nhà, tránh trực xung với giường ngủ, bếp nấu, cũng như không xây theo hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc.
Một số vấn đề cần lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt:
- Các thiết bị của nhà vệ sinh và nhà tắm riêng thường có bồn rửa, bồn cầu, vòi sen, bồn tắm, bồn sục, cabin tắm đứng,… Bạn cần chọn mua những thiết bị có chất lượng và phù hợp với không gian, cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình.
- Chiều cao của vòi sen và bát sen nên cách sàn nhà khoảng từ 1,7 đến 2m.
- Vị trí đặt ngăn đựng giấy vệ sinh không nên để quá xa bồn cầu, giá treo khăn không quá gần vòi tắm.
- Vật dụng dùng để làm sàn nhà nên có độ nhám vừa phải, không quá nhẵn gây trơn trượt, cũng như không quá nhám khiến bụi bẩn bám chặt và khó lau chùi.
- Đối với gạch ốp tường nên chọn loại gạch không bị ố vàng, bay màu, dễ lau chùi nhưng vẫn đảm bảo hài hòa với không gian và tính thẩm mỹ.
- Bạn có thể đặt thêm cây xanh hoặc nến thơm để trang trí cho căn phòng. Tuy nhiên không nên đặt quá nhiều cây xanh vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Một số ý tưởng thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh
Nếu bạn muốn xây nhà tắm và nhà vệ sinh riêng biệt nhưng chưa có ý tưởng thiết kế phù hợp, hãy tham khảo một vài gợi ý sau đây nhé!
Xây dựng không gian nhà vệ sinh riêng ngay trong nhà tắm
Một trong những ý tưởng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt đó là xây dựng một không gian nhà vệ sinh riêng ở trong nhà tắm. Nghĩa là sẽ có một khoảng diện tích nhỏ ngay bên trong lòng nhà tắm được sử dụng để đặt nhà vệ sinh. Bạn có thể sử dụng bức tường, cửa ra vào để ngăn cách hai phòng.
Nhà vệ sinh nằm ngay trong nhà tắm
Thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh trong hai không gian riêng biệt
Nếu có diện tích rộng hơn, bạn có thể thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh có không gian hoàn toàn tách biệt nhau. Tuy nhiên, bạn có thể phải đầu tư kinh phí nhiều hơn vì phải sử dụng nhiều nguyên vật liệt, hệ thống chiếu sáng, ống nước, thông gió,… cho cả hai phòng.
Thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh trong hai không gian riêng biệt
Lắp đặt vách ngăn đơn giản
Sử dụng tấm màn che hay bức tường lửng là cách đơn giản nhất khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt. Cách này vừa đơn giản, dễ thực hiện lại tiết kiệm chi phí, rất phù hợp với những nhà tắm có diện tích nhỏ.
Sử dụng tấm màn che để ngăn cách hai phòng
Ngăn cách 2 không gian bằng kính
Để có thể ngăn cách nhà tắm và nhà vệ sinh nhưng vẫn đảm bảo không gian thông thoáng thì sử dụng vách ngăn bằng kính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Kiểu thiết kế này vừa giúp cho không gian không bị chật chội, vừa trở nên hiện đại và sang trọng hơn.
Ngăn cách 2 không gian bằng kính
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Trí Việt về cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt. Hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về kiểu thiết kế này. Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua các thiết bị cho nhà vệ sinh và nhà tắm hoặc cần sửa chữa, lắp đặt các thiết bị, bạn có thể liên hệ với chúng tôi nhé! Trí Việt luôn sẵn sàng để phục vụ nhu cầu của bạn.